Bắt Đầu
Câu 1: Chọn phương án sai. Nội dung nghiên cứu của thiên văn học:
A. Nghiên cứu hoạt động của tầng khí quyển Trái Đất ảnh hưởng đến thời tiết
B. Phát hiện quy luật chuyển động của các thiên thể, kể cả quy luật chuyển động của Trái đất
C. Nghiên cứu về thành phần cấu tạo và bản chất vật lí của các thiên thể
D. Nghiên cứu về sự hình thành và tiến hoá của các dạng vật chất trong vũ trụ
Câu 2: Chọn phương án sai. Theo mô hình địa tâm thì:
A. Trái Đất nằm yên ở trung tâm vũ trụ
B. Giới hạn của vũ trụ là một vòm cầu trong suốt trên đó các sao chuyển động
C. Các hành tinh chuyển động đều theo những vòng tròn phụ mà tâm của các vòng tròn này chuyển động tròn đều quanh Trái Đất
D. Trái Đất, Mặt Trời và tâm vòng phụ của Kim tinh và Thuỷ Tinh luôn luôn nằm trên một đường thẳng
Câu 3: Chọn phương án sai. Theo mô hình nhật tâm thì:
A. các hành tinh chuyển động đều quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tròn, ngược chiều và gần như trong một mặt phẳng
B. Trái Đất là một hành tinh, ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, còn tự quay quanh một trục x uyên tâm
C. Thuỷ tinh và Kim Tinh có quỹ đạo chuyển động bé hơn quỹ đạo chuyển động của Trái Đất
D. giải thích dễ dàng mọi đặc điểm chuyển động nhìn thấy của các thiên thể
Câu 4: Chọn phương án sai. Các bằng chứng cho thấy Trái Đất tự quay là:
A. Hiện tượng tinh sai
B. Sự lệch về phương Đông của các vật rơi tự do
C. Hiệu ứng Côriôlit
D. Mặt phẳng dao động của con lắc Phucô quay
Câu 5: Chọn phương án sai. Hiện nay thiên cực Bắc nằm:
A. Hiện nay thiên cực Bắc nằm gần sao Bắc cực. Sau 13000 n ăm thì sao Chức nữ sẽ được gọi là sao Bắc cực
B. Ngoài hiện tượng tiến động, trục quay của Trái Đất còn có một chuyển động nhiễu loạn lớn được gọi là chương động
C. Do chương động nên cực vũ trụ dịch chuyển quanh trục trung bình theo một e líp với bán trục lớn là 9''21, bán trục nhỏ là 6''86
D. Do tiến động và chương động cực vũ trụ dịch chuyển trên nền trời sao theo một đường uốn khúc gần với dạng hình sin
Câu 6: Chọn phương án sai. Đứng trên Trái Đất quan sát:
A. Đứng trên Trái Đất quan sát sẽ thấy mỗi sao di chuyển trên thiên cầu trong một năm theo một quĩ đạo elip. Elip này được gọi là elíp thị sai hay thị sai hàng năm
B. Bán kính lớn của elíp thị sai càng nhỏ nếu sao càng xa Trái Đất
C. Thị sai hàng năm của các sao chứng tỏ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
D. Khi quan sát các sao bằng kính thiên văn, ta phải hướng ống kính lệch đi so với phương thực một góc. Hiện tượng đó chứng tỏ trái đất tự quay quanh một trục
Câu 7: Chọn phương án sai. Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tượng:
A. Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tượng có tâm là nơi ta quan sát, có bán kính vô cùng l ớn mà tất cả các thiên thể dường như được phân bố trên mặt đó
B. Mặt phẳng chứa tâm thiên cầu cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn
C. Qua hai điểm trên thiên cầu không đối tâm chỉ có thể vẽ được một vòng tròn lớn
D. Các vòng tròn lớn đều cắt nhau tại hai điểm không đối tâm
Câu 8: Chọn phương án sai. Trong hệ toạ độ chân trời:
A. người ta chọn vòng cơ bản là đường chân trời và điểm cơ bản là thiên cực bắc
B. Hệ này gồm hai toạ độ: độ cao (h) và độ phương (A)
C. Độ cao của một thiên thể là khoảng cách góc từ thiên thể đó đến đường chân trời
D. Độ phương có trị số bằng góc giữa vòng thẳng đứng qua điểm Nam (N) và vòng thẳng đứng qua thiên thể khảo sát
Câu 9: Chọn phương án sai. Xích vĩ của một thiên thể:
A. Xích vĩ của một thiên thể là khoảng cách góc từ thiên thể đó đến xích đạo trời
B. Góc giờ của mỗi thiên thể là góc giữa kinh tuyến trên và vòng giờ qua thiên thể đó
C. Xích kinh của mỗi thiên thể có trị số bằng góc giữa vòng giờ qua điểm thu phân và vòng giờ qua thiên thể đó
D. Hoàng vĩ là khoảng cách góc từ thiên thể đến hoàng đạo
Câu 10: Chọn phương án sai. Các thiên thể nằm trên xích đạo:
A. Các thiên thể nằm trên xích đạo trời mọc đúng điểm Đông và lặn đúng điểm Tây
B. Các thiên thể ở Bắc thiên cầu mọc ở phương Đông Bắc và lặn ở phương Tây Bắc
C. Các thiên thể ở Nam thiên cầu mọc ở phương Đông Nam và lặn ở phương Tây Nam
D. Nếu trị số tuyệt đối của xích vĩ của các thiên thể thoả mãn: (900 - ) thì chúng hoặc không bao giờ mọc hoặc không bao giờ lặn
Thi thử trắc nghiệm môn Thiên văn học online - Đề #3
Bắt Đầu Lại
Muốn kiểm tra kiến thức Thiên văn học của mình? Hãy tham gia làm bài thi thử trắc nghiệm môn Thiên văn học online – Đề #3 ngay tại chuyên mục ‘Thiên văn học’ trên Tracnghiem123. Dễ dàng và nhanh chóng, đảm bảo giúp bạn tự tin hơn khi thi thật.