Màu sắc kinh nguyệt có thể truyền tải những thông điệp quan trọng về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy, màu sắc kinh nguyệt thế nào là bình thường và thế nào là bất thường? Để biết thêm chi tiết hãy cùng đọc bài viết này nhé.
Đang xem: Kinh nguyệt màu đỏ tươi có sao không
Máu trong kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn giống với loại máu mà bạn thấy khi bị thương ngoài da. Máu kinh là hỗn hợp của máu, các mô niêm mạc tử cung và dịch nhầy âm đạo. Sự thay đổi về lượng và màu sắc của máu kinh thay đổi theo từng ngày trong thời gian hành kinh, nó cũng có thể thay đổi qua các chu kỳ khác nhau.
Kinh nguyệt màu đen là bị gì?
Bạn có thể hoảng hốt khi thấy máu kinh có màu đen giống bã cà phê, nhưng đó không phải là lý do đáng để lo lắng. Màu sắc này là màu của máu kinh còn lại ở cuối thời gian “đèn đỏ”. Những ngày cuối cùng của chu kỳ, máu sẽ đào thải ít hơn và chậm hơn, chúng mất nhiều thời gian hơn hơn để đi qua tử cung, âm đạo. Do đó, máu có thể bị oxy hóa, khi đào thải ra ngoài máu sẽ tối màu. Nếu bạn ít vận động trong thời kỳ có kinh nguyệt, máu kinh bị dồn ứ lâu trong âm đạo cũng sẽ tối máu hơn bình thường.
Ngoài ra, kinh nguyệt màu đen có thể là dấu hiệu âm đao bị nhiễm trùng do mắc kẹt dị vật, tử cung có cấu tạo bất thường hoặc là tiềm ẩn một bệnh lý phụ khoa nào đó.
Xem chi tiết về kinh nguyệt màu đen trong bài viết này: Kinh nguyệt có màu đen – Nguyên nhân và cách điều trị
Kinh nguyệt màu nâu là bị gì?
Máu kinh sinh lý bình thường ở đầu và cuối thời gian hành kinh.
Máu kinh màu nâu cũng tương tự như máu kinh màu đen, nó là dấu hiệu của máu cũ trong âm đạo. Máu đã có thời gian để oxy hóa, đó là lý do tại sao nó thay đổi màu sắc khác biệt so với màu đỏ tiêu chuẩn.
Sản dịch
Sản dịch là một loại dịch giống như máu kinh, tiết ra trong khoảng 4 – 6 tuần kể từ thời điểm sinh con. Ban đầu, sản dịch có màu đỏ đậm. Từ ngày thứ tư trở đi, màu sắc sẽ nhạt dần, nó sẽ chuyển từ hồng, sang nâu rồi thành màu trắng như khí hư bình thường.
Dấu hiệu thai kỳ
“Máu báo” là một trong những dấu hiệu sớm nhận biết một phụ nữ đã có thai. Một số người sẽ thấy âm đạo của họ tiết ra một ít máu có màu đỏ nhạt, màu nâu hoặc hồng. Lượng máu này tiết ra rất ít, không ồ ạt và chỉ xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày rồi ngưng.
Dấu hiệu sảy thai
Mặc dù sảy thai có thể đi kèm với hiện tượng ra máu đỏ tươi, nhưng một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng “sảy thai bị sót”. Với kiểu sảy thai này, thai nhi ngừng phát triển nhưng không ra khỏi tử cung trong ít nhất 4 tuần . Bạn có thể không bị chảy máu nhiều hoặc không bị vón cục, nhưng một số phụ nữ bị chảy máu màu nâu sẫm.
Kinh nguyệt màu đỏ sẫm nghĩa là gì?
Máu đỏ thẫm là hiện tượng bình thường trong những ngày có kinh nguyệt hoặc thời gian đầu phụ nữ tiết sản dịch (sau khi sinh em bé). Nó hoàn toàn không có gì đáng lo ngại.
Kinh nguyệt màu đỏ tươi có nghĩa là gì?
Kỳ kinh của bạn có thể bắt đầu bằng hiện tượng chảy máu màu đỏ tươi. Máu của bạn có thể giữ nguyên như vậy trong suốt kỳ kinh nguyệt hoặc có thể sẫm màu hơn khi dòng chảy của bạn chậm lại.
Máu màu đỏ tươi còn liên quan tới những tình trạng khác như là:
Nhiễm trùng đường sinh dục:
Chlamydia và bệnh lậu là những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục, chúng có thể gây viêm nhiễm một phần hoặc toàn bộ khung chậu gây ra hiện tượng xuất huyết bất thường giữa kỳ kinh, nhất là sau khi giao hợp. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp hiện tượng này.
Thai kỳ
Như đã nói đến ở trên, nếu như âm đạo ra một ít máu trong khoảng 1 – 2 ngày thì có thể là dấu hiệu của thai kỳ. Màu sắc của máu báo cũng khác nhau ở mỗi phụ nữ. Có người sẽ trải nghiệm hiện tượng này với một chút màu có màu nâu, trong khi một số khác lại thấy máu màu hồng hoặc máu màu đỏ tươi, đỏ nhạt.
Polyp hoặc u xơ tử cung
Polyp và u xơ tử cung điều là những tế bào tăng sinh bất thường trên hoặc trong niêm mạc tử cung. Chúng có thể gây rong kinh trong kỳ kinh nguyệt hoặc gây xuất huyết bất thường vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Những polyp/ u xơ có kích thước càng lớn thì càng làm trầm trọng thêm những triệu chứng mà người bệnh gặp phải.
Máu kinh màu hồng có nghĩa là gì?
Máu màu hồng có liên quan đến những trường hợp sau:
Sản dịch
Từ ngày thứ tư sau khi tiết sản dịch, nó có thể chuyển từ đỏ đậm sang màu hồng.
Do nồng độ estrogen thấp
Đôi khi máu kinh màu hồng có thể cho thấy mức độ estrogen trong cơ thể thấp. Estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Nếu lượng hormone này không đủ thì niêm mạc tử cung có thể bị bong tróc vào bất cứ thời điểm nào trong suốt chu kỳ của mình – dẫn đến xuất hiện nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cả máu kinh màu hồng. Một số nguyên nhân khiến cho nồng độ estrogen suy giảm bao gồm sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết chỉ có proestin hoặc khi phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh.
Sẩy thai
Nếu bạn đang mang thai, dịch âm đạo tiết ra có màu hồng có thể là dấu hiệu của sảy thai. Các dấu hiệu sảy thai khác bao gồm đau bụng, đau vai, thở gấp, chuột rút, mất các dấu hiệu mang thai,…
Máu kinh màu cam có nghĩa là gì?
Khi máu trộn với dịch cổ tử cung, nó cũng có thể có màu cam.
Máu kinh màu cam, có mùi hôi rất khó chịu đi kèm với những cơn đau tại vùng chậu thì cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI)
Máu kinh màu xám có nghĩa là gì?
Màu này có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng, như viêm âm đạo do vi khuẩn. Các dấu hiệu nhiễm trùng khác bao gồm:
Ngứa âm đạo, âm hộKhí hư có mùi hôiĐau vùng chậuĐau khi giao hợp hoặc tiểu tiệnSốt cao
Nếu bạn đang mang thai, dịch tiết màu xám có thể là dấu hiệu của sảy thai. Mô đi ra từ âm đạo cũng có thể có màu xám.
Quan sát màu sắc kinh nguyệt là dấu hiệu quan trọng để chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bạn có thể thấy nhiều sắc thái và kết cấu khác nhau khi có kinh, ngay cả khi bạn khỏe mạnh. Nếu như thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc bạn thấy số lượng máu tiết ra quá nhiều trong chu kỳ, hãy hẹn gặp bác sĩ để chẩn đoán tình trạng của mình.